Ai cũng biết rằng những xã hội ở Đông Nam Á và Việt Nam cổ truyền, đều dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, và do vậy chúng có những nhân tố văn hoá tương tự nhau.
Cái mẫu số chung lớn nhất về văn hoá của những xã hội này là: Cơ cấu xã hội nền tảng, đơn vị tự cư, quản lý và phân phối đất đai là làng.
Những xã hội như thế thuộc phạm trù văn minh nông nghiệp và văn hoá xóm làng, khác hẳn những xã hội thuộc phạm trù văn minh thương nghiệp và văn hoá đô thị, chẳng hạn như khu vực Địa Trung Hải thời cổ đại hay khu vực Tây Âu thời hiện đại. Nó cũng khác cái hợp thể văn minh đô ấp (đô thị – nông thôn) Trung Hoa cổ.
Nghề nông trồng lúa và xóm làng, hai mặt kinh tế – xã hội đó biểu hiện nét trường tồn và tính liên tục của lịch sử các xã hội Đông Nam Á và Việt Nam.
Thế nhưng các xóm làng trồng lúa ở Việt Nam và Đông Nam Á không phải là những “công xã đóng kín” như ở Ấn Độ, là những “bầu trời riêng” như Các Mác đã gọi khi bàn về công xã Ấn Độ.
Làng Việt Nam cổ truyền là những làng “mở”, nhiều thôn đồng bằng sông Cửu Long, dọc đôi bờ kênh rạch hay dọc dài những con lộ, hay chí ít cũng là những công xã “nửa mở” như nông thôn đồng bằng sông Hồng, mỗi làng có luỹ tre xanh vây nhưng vẫn “mở” xuống bến nước bến sông, vẫn mở qua các chợ làng, chợ bến, chờ đường cái hay chợ đình, chợ chùa…
Nguồn: https://chothuevanphongsaigon.com/
Xem thêm bài viết khác: https://chothuevanphongsaigon.com/kien-truc/
Xem thêm Bài Viết:
- Báo Giá Trần Nhôm – Lắp Đặt Thi Công Nhanh Chóng
- Nga Việt giới thiệu các hạng mục cải tạo văn phòng làm việc đẹp nhất hiện nay
- 5 Mẫu Thiết Kế Văn Phòng Không Gian Mở Tối Ưu Công Năng
- MẪU BIỆT THỰ PHONG CÁCH ĐỊA TRUNG HẢI CỰC CHẤT TẠI YÊN BÁI
- Suối Nguồn của Ayn Rand-Quyển sách Kiến trúc sư nên đọc qua-Review sách/ kênh Gió