Kiến trúc làng
Quê tôi là vùng đất bãi sông Hồng. Mẹ kể, tôi sinh ra vào một ngày đông muộn. Bà đỡ đã tắm cho tôi bằng thứ nước sông Hồng được đánh phèn để bớt đi cái màu phù sa đỏ quạch. Thuở ấy với tôi, khái niệm về quê hương cứ nhạt nhòa, xa vời vợi… bởi suốt tuổi thơ tôi lớn lên trong lòng Hà Nội.
Hình ảnh về làng quê với mái đình, cây đa, bến nước… đến với tôi chỉ qua những câu chuyện kể của bà, lời ru của mẹ, những bài ca dao trên ghế nhà trường mà thầy giáo già dạy tôi thường ngâm nga, tựa như: “Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Hay những câu thơ của cha tôi: “Ngày xuân trai gái trong thôn/ Sang đò trẩy hội trống dồn năm canh/ Đò sang lặng gió không trành/ Mấy cô nghiêng bóng soi mình sửa ngôi”. (Đò chiều – Xuân Thiêm).
1. Vậy mà, như mảnh đất được phù sa bồi đắp theo tháng năm, hình ảnh về quê hương, về cái nôi tôi sinh cứ dày lên rõ nét, sâu đậm dần cùng với vốn sống, sự hiểu biết của một người đã đến độ trưởng thành. Nghề kiến trúc cho tôi cơ hội đi nhiều, đến với nhiều vùng miền của đất nước. Để cho tôi được trở về với niềm đau đáu, đam mê mong tìm thấy ở làng quê nhỏ bé của mình nói riêng và của nông thôn nói chung, một cái gì đấy, giản dị thôi, mà sao lại có sức hấp dẫn đến vậy. Dẫu rằng vùng quê nơi tôi đến, hay trở về vẫn còn nghèo lắm, so với những gì đang hằng ngày, hằng giờ đổi thay đến chóng mặt nơi phồn hoa đô thị trong nền kinh tế thị trường.
cong lang 4_0
Giáo sư kiến trúc Đặng Thái Hoàng (con trai của nhà văn hóa Đặng Thai Mai), người có những kiến giải sâu sắc về kiến trúc đô thị, thường trăn trở nói với tôi, đô thị của chúng ta dù phát triển to, rộng những lại thiếu những “điểm nhấn” hay các “yếu tố điểm” (landmark). Mà theo ông, landmark là hình ảnh gây ấn tượng nhất cho con người với đô thị, nó tạo ra sự phân biệt về phương hướng, vị trí trong thành phố hoặc trong một khu vực. Đó là một loại ký hiệu của cấu trúc đô thị, như tháp Eiffel (Paris-Pháp), tháp truyền hình CN Tower ở Toronto (Canada), tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur (Malaysia)…
Tôi đồng ý với nhận xét của ông. Đấy là về đô thị. Còn kiến trúc nông thôn, mà tôi gọi là kiến trúc làng, thì cái điểm nhấn hay yếu tố điểm kia là gì? Tôi đã từng dự nhiều cuộc hội thảo lớn nhỏ với sự tham gia của nhiều nhà quản lý các cấp, các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, được nghe nhiều những lý luận cao siêu, những lời kêu gọi chung chung khi bàn về kiến trúc nông thôn. Nhưng những nghiên cứu có tính thực tiễn thì vẫn hiếm hoi lắm!
Nguồn: https://chothuevanphongsaigon.com/
Xem thêm bài viết khác: https://chothuevanphongsaigon.com/kien-truc/
Xem thêm Bài Viết:
- Báo Giá Trần Nhôm – Lắp Đặt Thi Công Nhanh Chóng
- Nga Việt giới thiệu các hạng mục cải tạo văn phòng làm việc đẹp nhất hiện nay
- 5 Mẫu Thiết Kế Văn Phòng Không Gian Mở Tối Ưu Công Năng
- MẪU BIỆT THỰ PHONG CÁCH ĐỊA TRUNG HẢI CỰC CHẤT TẠI YÊN BÁI
- Suối Nguồn của Ayn Rand-Quyển sách Kiến trúc sư nên đọc qua-Review sách/ kênh Gió