Đau tức ngực thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên việc bạn đau tức ngực do hít thở lại là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vậy đau tức ngực khi hít thở sâu là gì? Nguyên nhân dẫn đến việc đau tức ngực? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.
Đau tức ngực khi hít thở là gì
Đau tức ngực khi hít thở sâu là hiện tượng khi hít một hơi sâu hoặc thở ra một hơi dài bạn sẽ có cảm giác đau nhói ở ngực.

Dấu hiệu tức ngực khi hít thở có thể là biểu hiện của nhiều bệnh hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, bệnh lý màng phổi: tràn dịch, tràn khí màng phổi… cũng như một số bệnh ngoài hô hấp như: tim mạch, trào ngược dạ dày thực quản, dây thần kinh liên sườn.
Ngay khi có biểu hiện này bạn cần cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm kiểm tra như: điện tim đồ, chụp mạch vành, siêu âm tim… để xác định xem có cơn nhồi máu cơ tim hay không, từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời.
Cách bệnh lý liên quan đến đau ngực khi hít thở
Theo bác sĩ Trần Ngọc Anh – hiện đang công tác tại Nhà thuốc An Tâm cho biết, triệu chứng đau tức ngực do hít thở thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Vấn đề ở đây các nguyên nhân thường là các căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ thưởng tổn cao thậm chí tử vong. Các nguyên nhân gây đau tức ngực như:
Dấu hiệu nguy hiểm của ung thư phổi
Đầu tiên phải kể đến đây là Triệu chứng ung thư phổi, một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao đối với bệnh nhân. Ung thư phổi thường tác động đến màng phổi. Do đó mà người bệnh cũng cảm thấy nhói tim khi hít thở sâu.
Có 2 loại ung thư phổi chính là:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành các loại nhỏ hơn đó là: ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Sở dĩ nó được gọi như thế vì các tế bào ung thư phổi này thường có kích thước rất nhỏ, chủ yếu chứa các hạt nhân. Ngoài ra, nó còn có 1 tên gọi khác là yến mạch tế bào ung thư.
Chấn thương và kéo cơ thành ngực
Bất kỳ tổn thương nào tại ngực cũng có thể khiến ngực bị đau. Đặc biệt, khi các cơ bị kéo căng ở ngực sẽ gây nên hiện tượng đau tức ngực bên trái.

Viêm màng phổi
Viêm màng phổi là tình trạng viêm xuất hiện ở màng phổi. Bệnh viêm màng phổi gây đau ngực và cơn đau sẽ tăng lên khi bạn hít thở.
Màng phổi có cấu tạo là hai lớp mô mỏng bảo vệ phổi, nằm giữa phổi và thành ngực. 2 lớp màng này có thể trượt lên nhau dễ dàng nhờ dịch màng phổi bôi trơn. Khi màng phổi bị viêm, chúng không thể trượt lên nhau dễ dàng được, do đó dẫn đến đau đặc biệt là khi bạn ho hoặc hắt hơi.
Ở người bị viêm màng phổi, màng phổi bị viêm và cọ xát với nhau gây ra đau ngực. Viêm màng phổi có thể tiến triển nhanh chóng do tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Xẹp phổi, được gọi là tràn khí màng phổi;
- Các vấn đề tim mạch;
- Chấn thương ngực.
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Thuyên tắc phổi là do các cục máu đông trong tĩnh mạch sẽ vỡ ra và di chuyển đến phổi. Sự tắc nghẽn lưu lượng máu trong mạch máu này còn gây ảnh hưởng đến tim. Ngoài việc gây đau nhói khi hít thở bệnh còn một số triệu chứng sau:
- Đau ngực đột ngột, dữ dội.
- Ho, ho ra máu.
- Thở khò khè.
- Tăng nhịp tim, thở nhanh.
- Chóng mặt hoặc mất ý thức.
Các yếu tố nguy cơ gây thuyên tắc phổi bao gồm phẫu thuật gần đây, bệnh tim và huyết khối tĩnh mạch sâu.
Đau tim
Khi cơ tim bị tổn thương nó sẽ không nhận đủ máu giàu oxy và gây ra một cơn đau tức ngực đột ngột một cách dữ dội.
Viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim kiến cho lớp màng này bị kích thích hoặc viêm có thể sẽ sinh ra triệu chứng đau giữa hoặc đau tức ngực bên trái. Một số bệnh nhân cho biết họ còn đau một hoặc hai bên vai.
Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi xảy ra khi không khí đi vào khoang màng phổi – khoảng trống giữa thành ngực và phổi. Sự tích tụ của không khí làm tăng áp lực trong khoang màng phổi, có thể khiến một phần hoặc toàn bộ phổi bị xẹp.
Chẩn đoán tình trạng đau ngực khi hít thở sâu
Bác sĩ Trần Ngọc Anh cùng cho biết thêm, để chẩn đoán chứng đau ngực khi hít thở sâu bác sĩ thường sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh và thực hiện kiểm tra sức khỏe vùng ngực.
Nhằm nắm rõ hơn bệnh lý của bệnh nhân mà bạn có thể được chỉ định một hoặc kết hợp các xét nghiệm sau đây:
X-quang ngực: Là việc tạo ra hình ảnh bên trong ngực của bạn từ đó cho phép bác sĩ kiểm tra các tình trạng chấn thương và nhiễm trùng.
Máy đo oxy xung: Với phương pháp này máy sẽ xác định được nồng độ oxy trong máu của bạn. Máy có thể chỉ ra một số tình trạng hô hấp như tràn khí màng phổi hoặc viêm phổi.
Chụp CT: Xét nghiệm này bao gồm chụp một loạt tia X từ các góc khác nhau để tạo ra hình ảnh chính xác.
Xét nghiệm chức năng phổi: Điều này bao gồm thực hiện một loạt các xét nghiệm hô hấp giúp xác định phổi có hoạt động tốt không. Bác sĩ có thể sử dụng kết quả để chẩn đoán tình trạng hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Điện tâm đồ (ECG): Bác sĩ sử dụng điện tâm đồ để đo hoạt động điện của tim giúp chẩn đoán các vấn đề về tim.
Tóm lại triệu chứng đau tức ngực khi hít thở là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, Nếu gặp vấn đề này bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện khám, chẩn đoán nhằm nhanh chóng kịp thời điều trị. Mọi thắc mắc hoặc tìm hiểu thêm về đau tức ngực bạn có thể truy cập vào Nhà thuốc An Tâm để được giải đáp.